Thứ sáu, Ngày 19/04/2024 -

Hội thảo trực tuyến về hài hòa phổ tần cho 5G trong các nước ASEAN
Ngày đăng: 01/12/2021  13:39
Mặc định Cỡ chữ
Người đăng: Admin STTTT

Ngày 26/11/2021, Cục Tần số Vô tuyến điện, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội thảo trực tuyến về hài hòa phổ tần cho 5G trong các nước. Tham dự hội thảo có các chuyên gia hàng đầu thế giới về thông tin di động đến từ GSMA, Ericsson, Huawei, NSN, Nokia, Axiata, Công ty tư vấn Windsor Place, cơ quan quản lý tần số các nước ASEAN và các cơ quan đơn vị thuộc Bộ TT&TT. 

 

Hiện nay, các nước khu vực ASEAN đang triển khai việc cấp phép băng tần cho 5G, việc hài hòa phổ tần dành cho IMT nói chung và 5G nói riêng của các nước trong khu vực là vấn đề cấp thiết đặt ra để giảm thiểu can nhiễu giữa các nước và đạt được hiệu quả sử dụng phổ tần tốt nhất.

 Băng tần 3.5 GHz đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển 5G, nhiều quốc gia trên thế giới đã cấp phép cho doanh nghiệp triển khai 5G trong khi hệ sinh thái thiết bị 5G đã tương đối phát triển. Tuy nhiên, đa số các nước ASEAN đều đang gặp thách thức chung về vấn đề quy hoạch tần số cho 5G ở băng tần 3.5 GHz do đang sử dụng cho hệ thống cố định qua vệ tinh. Việc xem xét sử dụng rộng rãi mạng 5G trên băng tần này cần có các giải pháp kỹ thuật để tránh nhiễu có hại cho các đài trái đất trên cơ sở đánh giá, thử nghiệm 5G... Chia sẻ của cơ quan quản lý tần số của Thái Lan sẽ đưa ra gợi ý để các nước tham khảo hướng giải quyết.

 Để giải quyết vấn đề băng tần cho 5G khi chưa thể sử dụng băng tần 3,5 GHz, hiện nay nhiều quốc gia xem xét quy hoạch băng tần 2,6 GHz để sử dụng cho 5G theo phương án TDD khi mà hệ sinh thái thiết bị 5G hỗ trợ băng tần này cũng đã sẵn sàng cao. Tuy nhiên, sự không hài về mặt quy hoạch băng tần trong khu vực khi mà một số quốc gia đang sử dụng cho 4G với quy hoạch FDD dẫn đến yêu cầu phối hợp, xử lý nhiễu đường biên giới. Tại Hội thảo này, cơ quan quản lý tần số Malaysia sẽ chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn trong việc phối hợp sử dụng tần số biên giới băng tần 2,6 GHz với các nước láng giềng.

 

Bên cạnh cơ quan quản lý tần số của các nước chia sẻ kinh nghiệm, các diễn giả tham gia trình bày tại Hội thảo còn là các chuyên gia đến từ các tổ chức và doanh nghiệp uy tín trên thế giới gồm GSMA, Cục Tần số vô tuyến điện, công ty tư vấn Windsor Place, các nhà sản xuất thiết bị như Ericsson, Huawei, NSN, các nhà khai thác di động như Axiata Indonexia.

 Phát biểu tại hội thảo, Theo ông Nguyễn Đức Trung – Cục trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện cho biết, 5G có thể đẩy nhanh sự phát triển của cơ sở hạ tầng số và đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số. Hiện tại, Việt Nam và các nước ASEAN đã tiến hành thử nghiệm 5G hoặc triển khai các dịch vụ 5G thương mại. Các nước ASEAN đang hành động để cung cấp phổ tần cho các dịch vụ 5G. Tuy nhiên, điều mà cả khu vực phải đối mặt đó là những thách thức trong việc quy hoạch tần số dùng cho 5G.

 Tại hội thảo, các chuyên gia đến từ nhiều quốc gia trong khu vực ASEAN cũng chia sẻ thông tin về kết quả thử nghiệm, hiện trạng và kế hoạch triển khai 5G trong tương lai. Thông qua đây, cơ quan quản lý và các nhà khai thác dịch vụ di động của mỗi nước cùng nhau trao đổi, thảo luận và có cái nhìn toàn diện về xu hướng phát triển 5G của khu vực và trên thế giới.

 Thông qua hội thảo này, Cục Tần số vô tuyến điện mong muốn các thông tin, kinh nghiệm và nghiên cứu được trình bày tại Hội thảo giúp cơ quan quản lý tần số các nước ASEAN, các tổ chức quốc tế, các nhà khai thác trong và ngoài nước có cái nhìn đa chiều về việc hài hòa phổ tần cho 5G trong khu vực. Điều đó giúp cho cơ quan quản lý xây dựng được các chính sách phù hợp với xu thế phát triển của khu vực và thế giới và các nhà mạng có định hướng phát triển phù hợp với khu vực giảm thiểu can nhiễu ở khu vực vùng biên./.

Nguồn tin: https://mic.gov.vn
Hội khỏe Phù đổng tỉnh Kon Tum lần thứ IX năm 2024